Cỏ lạc dại thảm cỏ xanh hoa vàng
Cỏ lạc dại là gì?
Cỏ lạc dại hay còn gọi cỏ đậu, cỏ hoàng lạc, lạc dại có danh pháp khoa học Arachis Pintoi. Chúng thuộc cây họ đậu có nguồn gốc từ Brazil được công bố vào năm 1994.
Tiềm năng phát triển
Cỏ lạc là loại cây trồng lâu năm có nhiều lợi ích lớn cho nông nghiệp cũng như đáp ứng đủ yêu cầu để trồng thảm khuôn viên cây xanh.
Đặc tính sinh trưởng
Cỏ lạc dại có lá và hoa giống hệt cây lạc nhưng khác ở chỗ chúng là loại thân thảo bò dài trên mặt đất. Tính tới thời điểm hiện tại năm 2018 những gốc cỏ lạc được Dương Anh trồng từ năm 2012 đến nay vẫn còn rất khỏe và không có dấu hiện suy thoái.
Khi trồng một thời gian dài cỏ sẽ tốt lên lớp nọ chồng lên lớp kia tạo thành thảm dày. Tuy nhiên khi chúng trở nên quá dày chúng sẽ ít hoa hơn, thảm cỏ không còn được phẳng mà sẽ có hiện tượng chỗ lồi chỗ lõm. Lúc này để chúng đẹp trở lại chỉ cần dùng máy hoặc liềm cắt gần sát gốc là được.
Phần cỏ dư đem bỏ gốc cây to làm phân xanh.
Trong rễ của cỏ lạc có rất nhiều hạt sần. Những hạt này là nơi tập trung nhiều vi sinh vật gọi đạm. Chúng tổng hợp đạm trong đất giúp cho cây phát triển mà không cần phải bón phân.
Tuy không kén chọn đất nhưng điều kiện tối thiểu để cây cỏ sinh trưởng phát triển khỏe mạnh là nước tưới. Chúng chịu hạn tốt và ưa ẩm cùng với khả năng chịu ngập tốt.
Đặc biệt khả năng chống sói mòn của loại cỏ này khá tốt. Với lớp rễ bám sâu từ 5-10cm và độ dày nhiều lớp chúng sẽ đảm nhận tốt vai trò chống sói mòn. Một số công trình lớn được Dương Anh cung cấp trồng cỏ lạc với nhiệm vụ chống sói mòn. như đập nước Đầm Hà - Quảng Ninh. Công trình được trồng cỏ lạc.
Lúc mới trồng cũng là lúc mưa dầm. Tưởng chừng nước lại cuốn bay cỏ một lần nữa nhưng chúng vẫn khá chắc chắn . Giảm đáng kể lượng đất sòi mòn. Lựa chọn cỏ lạc là lựa chọn sáng suốt của CĐT công trình.
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thi công
Cỏ lạc rất dễ sống chỉ cần cắt dây đoạn từ 10-15cm rồi cắm xuống đất ngập 2/3 đoạn, Tưới nước ẩm hàng ngày trong ít nhất 3-5 ngày đầu tiên là cây sẽ ra rễ và phát triển. Với tốc độ phát triển nhanh với diện tích lớn có thể áp dụng cách trồng nhân giống này để tiết kiệm chi phí.
Đối với các công trình cây xanh đòi hỏi tiến độ nên cần có loại cỏ có rễ sẵn trong bầu ươm và khi trồng ra chỉ thời gian ngắn chúng sẽ phủ thành thảm.
Có thể ươm sẵn ra bầu với tiêu chuẩn 5-10 nhánh / bầu ươm. Trồng so le với khoảng cách 20 x 20cm.
Cỏ khô Alfalfa tiêu chuẩn là lọai cỏ được làm khô (tới 90% vật chất khô), vì vậy trong điều kiện khí hậu Việt Nam luôn có độ ẩm không khí trên 70% nên cần có phương pháp bảo quản để không bị hư hỏng và suy giảm hàm lượng dinh dưỡng, không phát sinh độc tố; các điều kiện bào quản phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
1. Phải có kho bảo quản riêng, tránh để gần những nguồn phát sinh ra hơi ẩm.
2. Phải được xếp trên kệ, cách mặt sàn kho trên 30 cm
3. Các kiện cỏ khô xếp thành hàng, cách tường 20 cm, không xếp quá sít vào nhau
4. Tránh ánh nắng trực tiếp, nếu có điều kiện bọc bằng Ni lông màu tối (chống ẩm, chống ánh sáng trực tiếp).
5. Không xếp lẫn vào các loại thức ăn khác có độ ẩm cao.
6. Kho phải có biện pháp chống các loại côn trùng, gậm nhấm (như chuột, gián và các loại côn trùng khác)
7. Nếu để lâu phải có biện pháp chống mối, mọt.
Vacxin AFTOPOR vô hoạt dạng nước
Vacxin vô hoạt, thuần khiết có nhũ dầu để phòng bệnh Lở mồm long móng ở lợn và động vật nhai lại
1. Tên sản phẩm: Vacxin AFTOPOR vô hoạt dạng nước
2. Thành phần:
- Mỗi liều vacxin có chứa ít nhất 3PD50 virus Lở mồm long móng vô hoạt đơn type O (Omanisa + O3039) và chất bổ trợ nhũ dầu kép (DOE)
3. Công dụng: Tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh Lở mồm long móng cho gia súc nhai lại và lợn.
4. Liều lượng và cách dùng
- Trước khi dùng phải trộn thật đều thuốc, tránh tạo bọt khí.
- Tiêm bắp thịt
- Liều tiêm không kể tuổi và trọng lượng của gia súc:
Trâu, bò, lợn tiêm 2ml/ liều.
Dê, cừu tiêm 1ml/ liều.
5. Lưu ý:
- Tiêm phòng cho gia súc khỏe mạnh
- Thận trọng đối với gia súc mang thai.
- Phản ứng tại chỗ: Sau khi tiêm có thể bị phù nhẹ ở vị trí tiêm, gia súc có thể bị sốt nhẹ trong thời gian ngắn (có thể sử dụng biện pháp chườm nóng và xoa bóp tại chỗ để làm giảm phù nề).
6. Bảo quản: Từ 20C - 80C, không được làm đông lạnh.
7. Quy cách: Lọ 10-25-50 liều
Vacxin Nhiệt thán vô độc dạng nước
1. Tên sản phẩm: Vacxin Nhiệt than vô độc dạng nước
2. Thành phần:
- Mỗi liều vacxin có ít nhất 25 triệu nha bào vi khuẩn Nhiệt thán (Bacillus anthracis) chủng vô độc
- Chất bổ trợ: Glycerin
3. Công dụng: Phòng bệnh Nhiệt thán cho trâu, bò, ngựa, lợn, cừu
4. Liều lượng và cách dùng:
- Lắc đều chai trước khi sử dụng, tránh tạo bọt khí
- Đường tiêm: tiêm dưới da
- Không tiêm vacxin Nhiệt thán cho dê
- Liều tiêm:
Trâu, bò, ngựa từ 1 tuổi trở lên: 1ml
Trâu, bò, ngựa dưới 1 tuổi: 0,5ml
Cừu, lợn: 0,5ml
5. Lưu ý:
- Sau khi tiêm 14 ngày con vật sẽ có miễn dịch bảo hộ kéo dài 1 năm.
- Không tiêm vacxin cho súc vật gầy, yếu, đau ốm, sắp đẻ, mới đẻ hoặc khi trời nắng gắt.
- Nếu là gia súc cày kéo thì cho nghỉ vài ngày sau khi tiêm.
- Dừng sử dụng vacxin tại thời điểm 21 ngày trước khi giết mổ.
6. Quy cách: Lọ 15 liều
7. Bảo quản: Từ 20 – 80C (không làm đông đá), tránh ánh sáng.
Vacxin Tụ huyết trùng trâu bò vô hoạt dạng nước
1. Tên sản phẩm: Vacxin vô hoạt Tụ huyết trùng trâu bò
2. Thành phần: Mỗi liều vắc-xin có chứa 107 vi khuẩn Pasteurella Boviseptica type B, chất bổ trợ keo phèn và một số hóa chất khác.
3. Công dụng: Vacxin dùng để phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, bê nghé trên 6 tháng tuổi.
4. Liều lượng và cách dùng:
- Lắc đều chai trước khi sử dụng, tránh tạo bọt khí
- Đường tiêm: tiêm bắp thịt hoặc dưới da
- Vacxin dùng tiêm dưới da với liều 2 ml/con.
5. Quy cách: Lọ 10-20-25 liều
6. Lưu ý:
- Sau khi tiêm vacxin, tại vị trí tiêm có thể xuất hiện hiện tượng sưng, phù nề nhẹ. Sự bất thường này sẽ mất đi sau 30 – 40 giờ mà không cần can thiệp.
- Không tiêm vacxin cho trâu, bò ốm yếu, sắp đẻ hay mới đẻ.
- Lọ vacxin nên được dùng hết sau khi đã sử dụng.
- Không sử dụng vacxin tại thời điểm 21 ngày trước khi giết mổ
7. Bảo quản: Từ 20C – 80C (không làm đông đá), tránh ánh sáng.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VAC XIN LMLM
Bệnh lở mồm, long móng gia súc (LMLM) là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh, gây ra Bệnh lở mồm, long móng gia súc (LMLM) là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh, gây ra bởi 1 trong 7 type vi rút với hơn 60 phân type. Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển…. có mang mầm bệnh. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hưu, nai,… Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường.
Để chủ động phòng, chống dịch LMLM; hạn chế thiệt hại cho cộng đồng thì tiêm phòng là một trong các giải pháp tối ưu, mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như tính tương đồng, bảo quản vắc xin, kỹ thuật tiêm phòng… Do vậy, khi tiêm phòng vắc xin LMLM cho gia súc, bà con chăn nuôi cần lưu ý một số nội dụng sau
1. Tính tương đồng.
Vắc xin sử dụng phải có tính tương đồng kháng nguyên của type vi rút LMLM gây bệnh trên đàn gia súc tại địa phương được xác định qua sự lưu hành của vi rút. Do vậy, trong từng thời điểm, Chi cục Thú y sẽ có khuyến cáo cho bà con chăn nuôi nên sử dụng vắc xin LMLM type nào để phù hợp với tính chất dịch tễ và đối tượng gia súc. Trong thời gian qua theo kết quả giám sát của Chi cục thì trên địa bàn Thành phố có lưu hành vi rút LMLM typ O trê đàn lợn và typ O-A trên đàn trâu bò.
2. Bảo quản vắc xin
Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản vắc xin là 2-8°C. Vắc xin LMLM có dạng nhũ dầu kép (nước trong dầu trong nước) nên rất nhạy với nhiệt độ. Nếu để vắc xin ở nhiệt độ cao hoặc thấp hơn quy định đều làm ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin. Ở nhiệt độ cao, nhũ dầu có thể bị tách pha (vắc xin chia làm 2 lớp) hoặc ở dưới 2°C, nhũ dầu có thể bị tủa (vắc xin có nhiều sợi nhỏ). Do vậy, không bảo quản vắc xin trên ngăn đá của tủ lạnh, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và không để vắc xin trực tiếp lên đá lạnh. Khi vận chuyển, cần bảo quản vắc xin trong hộp xốp, phích đá. Vắc xin luôn được giữ lạnh và chỉ được dùng trong 36 giờ sau khi đâm kim vào chai vắc xin.
3. Sử dụng vắc xin và kỹ thuật tiêm phòng
Kiểm tra chai vắc xin trước khi sử dụng: Thông tin trên nhãn: Tên vắc xin, số lô, cách sử dụng, liều dùng, ngày sản xuất, hạn sử dụng…Những hư hỏng trong chai vắc xin: Nút chặt hay lỏng, vắc xin có chia làm 2 lớp (tách pha) hoặc có chứa nhiều sợi nhỏ (bị tủa) không?
Phải có sổ theo dõi, ghi chép thông tin trên nhãn, ngày tiêm, tình trạng sức khoẻ của gia súc trước và sau khi sử dụng vắc xin…Chỉ tiêm phòng cho gia súc khỏe mạnh, bình thường. Trước khi tiêm, cần lắc nhẹ chai để trộn đều vắc xin.
Tránh bọt khí trong ống tiêm: Cần đặt 2 kim vô trùng cắm vào nút cao su của chai vắc xin nhằm tránh tạo bọt khí để hạn chế tác dụng phụ ở vị trí tiêm. Tuyệt đối không dùng 2 kim này để tiêm thuốc cho gia súc.
Sử dụng kim, bơm tiêm hợp lý: Không tiệt trùng kim, bơm tiêm bằng hóa chất. Chọn kim tiêm hợp lý cho từng đối tượng gia súc: Tiêm trâu bò sử dụng kim 18G (1,2×40 mm) hoặc 16G (1,6×40 mm)…. Tiêm lợn sử dụngkim tiêm bắp:18G (1,2x40mm), 16G (1,6x40mm) hoặc 21G (1,8x40mm) cho lợn con. Tiêm bắp, cần tiêm sâu vào bắp thịt cổ.
Thao tác tiêm phòng: Vắc xin LMLM không ảnh hưởng đến bào thai. Tuy nhiên, thao tác tiêm cần phải thận trọng, nhẹ nhàng, tránh tạo stress, tác động mạnh cho gia súc, đặc biệt là gia súc mang thai.
4. Chăm sóc hộ lý sau tiêm phòng
Hiệu quả của vacxin cũng phụ thuộc vào khâu chăm sóc hộ lý sau tiêm phòng để hạn chế trường hợp phản ứng sau tiêm và nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch của con vật. Do vậy, sau tiêm phòng người chăn nuôi cần để con vật nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
5. Xử lý một số trường hợp sau khi tiêm có phản ứng
Sau khi tiêm vacxin, vật nuôi có thể bị phản ứng do: Các chất phụ trong vaccine, vật nuôi đang ủ bệnh (đang mang mầm bệnh của bệnh cần tiêm vaccine), hoặc do kỹ thuật tiêm…. Trường hợp phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đau…thì sau một thời gian phản ứng này sẽ mất, nếu vị trí tiêm bị nhiễm trùng, gây abces (áp-xe) mũ thì điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp tiêm vacxin có thể gây phản ứng dị ứng vật nuôi sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên da …. Nếu phản ứng nhẹ thì sau một thời gian sẽ khỏi, nếu nặng con vật có thể chết.Đối với các trường hợp này cần báo ngay cho cán bộ Thú y để kịp thời can thiệp.
Rất mong cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi chú y những nội dung trên để nâng cao của việc tiêm phòng vacxin LMLM cho gia súc nhằm hạn chế thấp nhất bệnh LMLM xảy ra góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển./.
bởi 1 trong 7 type vi rút với hơn 60 phân type. Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển…. có mang mầm bệnh. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hưu, nai,… Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường.
Để chủ động phòng, chống dịch LMLM; hạn chế thiệt hại cho cộng đồng thì tiêm phòng là một trong các giải pháp tối ưu, mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như tính tương đồng, bảo quản vắc xin, kỹ thuật tiêm phòng… Do vậy, khi tiêm phòng vắc xin LMLM cho gia súc, bà con chăn nuôi cần lưu ý một số nội dụng sau
6. Tính tương đồng.
Vắc xin sử dụng phải có tính tương đồng kháng nguyên của type vi rút LMLM gây bệnh trên đàn gia súc tại địa phương được xác định qua sự lưu hành của vi rút. Do vậy, trong từng thời điểm, Chi cục Thú y sẽ có khuyến cáo cho bà con chăn nuôi nên sử dụng vắc xin LMLM type nào để phù hợp với tính chất dịch tễ và đối tượng gia súc. Trong thời gian qua theo kết quả giám sát của Chi cục thì trên địa bàn Thành phố có lưu hành vi rút LMLM typ O trê đàn lợn và typ O-A trên đàn trâu bò.
7. Bảo quản vắc xin
Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản vắc xin là 2-8°C. Vắc xin LMLM có dạng nhũ dầu kép (nước trong dầu trong nước) nên rất nhạy với nhiệt độ. Nếu để vắc xin ở nhiệt độ cao hoặc thấp hơn quy định đều làm ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin. Ở nhiệt độ cao, nhũ dầu có thể bị tách pha (vắc xin chia làm 2 lớp) hoặc ở dưới 2°C, nhũ dầu có thể bị tủa (vắc xin có nhiều sợi nhỏ). Do vậy, không bảo quản vắc xin trên ngăn đá của tủ lạnh, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và không để vắc xin trực tiếp lên đá lạnh. Khi vận chuyển, cần bảo quản vắc xin trong hộp xốp, phích đá. Vắc xin luôn được giữ lạnh và chỉ được dùng trong 36 giờ sau khi đâm kim vào chai vắc xin.
8. Sử dụng vắc xin và kỹ thuật tiêm phòng
Kiểm tra chai vắc xin trước khi sử dụng: Thông tin trên nhãn: Tên vắc xin, số lô, cách sử dụng, liều dùng, ngày sản xuất, hạn sử dụng…Những hư hỏng trong chai vắc xin: Nút chặt hay lỏng, vắc xin có chia làm 2 lớp (tách pha) hoặc có chứa nhiều sợi nhỏ (bị tủa) không?
Phải có sổ theo dõi, ghi chép thông tin trên nhãn, ngày tiêm, tình trạng sức khoẻ của gia súc trước và sau khi sử dụng vắc xin…Chỉ tiêm phòng cho gia súc khỏe mạnh, bình thường. Trước khi tiêm, cần lắc nhẹ chai để trộn đều vắc xin.
Tránh bọt khí trong ống tiêm: Cần đặt 2 kim vô trùng cắm vào nút cao su của chai vắc xin nhằm tránh tạo bọt khí để hạn chế tác dụng phụ ở vị trí tiêm. Tuyệt đối không dùng 2 kim này để tiêm thuốc cho gia súc.
Sử dụng kim, bơm tiêm hợp lý: Không tiệt trùng kim, bơm tiêm bằng hóa chất. Chọn kim tiêm hợp lý cho từng đối tượng gia súc: Tiêm trâu bò sử dụng kim 18G (1,2×40 mm) hoặc 16G (1,6×40 mm)…. Tiêm lợn sử dụngkim tiêm bắp:18G (1,2x40mm), 16G (1,6x40mm) hoặc 21G (1,8x40mm) cho lợn con. Tiêm bắp, cần tiêm sâu vào bắp thịt cổ.
Thao tác tiêm phòng: Vắc xin LMLM không ảnh hưởng đến bào thai. Tuy nhiên, thao tác tiêm cần phải thận trọng, nhẹ nhàng, tránh tạo stress, tác động mạnh cho gia súc, đặc biệt là gia súc mang thai.
9. Chăm sóc hộ lý sau tiêm phòng
Hiệu quả của vacxin cũng phụ thuộc vào khâu chăm sóc hộ lý sau tiêm phòng để hạn chế trường hợp phản ứng sau tiêm và nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch của con vật. Do vậy, sau tiêm phòng người chăn nuôi cần để con vật nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
10. Xử lý một số trường hợp sau khi tiêm có phản ứng
Sau khi tiêm vacxin, vật nuôi có thể bị phản ứng do: Các chất phụ trong vaccine, vật nuôi đang ủ bệnh (đang mang mầm bệnh của bệnh cần tiêm vaccine), hoặc do kỹ thuật tiêm…. Trường hợp phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đau…thì sau một thời gian phản ứng này sẽ mất, nếu vị trí tiêm bị nhiễm trùng, gây abces (áp-xe) mũ thì điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp tiêm vacxin có thể gây phản ứng dị ứng vật nuôi sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên da …. Nếu phản ứng nhẹ thì sau một thời gian sẽ khỏi, nếu nặng con vật có thể chết.Đối với các trường hợp này cần báo ngay cho cán bộ Thú y để kịp thời can thiệp.
Rất mong cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi chú y những nội dung trên để nâng cao của việc tiêm phòng vacxin LMLM cho gia súc nhằm hạn chế thấp nhất bệnh LMLM xảy ra góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển./.
Tên khoa học: Brachiaria ruziziensis (B. brizantha x B. decumbens)
Tên tiếng Anh: Mulato II
Đặc điểm:
- Cây đẻ nhánh mạnh, thân bụi, rễ chùm.
- Là giống cỏ lâu năm (4-5 năm), thân cao tới 80 - 100 cm, thân lá mềm ngọt, cỏ đẻ nhánh ở các thân sát mặt đất.
- Dễ trồng, dễ chăm sóc, chịu hạn tốt.
- Năng suất chất tươi khoảng 200-250 tấn/ha/năm.
- Hàm lượng protein trung bình 14-16%
Cách trồng:
- Làm đất: Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, phun thuốc diết kiến trước khi trồng
- Nếu gieo hạt bằng phương pháp thủ công: trộn hạt giống với đất bột đập nhỏ để gieo cho đều
- Trồng theo hàng: hàng cách hàng khoảng 50 – 60 cm.
- Sau khi gieo hạt, lấp bằng một lớp đất mỏng 1-2 cm.
- Tưới nước hàng ngày, khi mới trồng tưới đủ ẩm tới hạt.
- Nhỏ sạch cỏ dai, nhất là khi cỏ còn yếu
Chăm sóc:
- Lượng hạt gieo 12-15 kg/ha (gieo trực tiếp). Nếu ươm cây con: lượng giống 8-10 kg/ha. Cây con ươm sau một tháng bắt đầu cấy ra đất trồng, cây cách cây 30 - 40cm. Có thể trống quanh năm.
- Bón lót và bón thúc bằng phân bò hoai và Urê sau mỗi đợt cắt.
Thu hoạch:
- Bắt đầu thu hoạch khi cỏ cao 70-90 cm. Khi cắt chừa gốc 10-15cm để cây tái sinh và đâm nhánh mới.
- Lưu gốc: trồng 1 lần có thể thu hoạch kéo dài 4-5 năm.
Sử dụng:
- Làm thức ăn cho tất cả các loại gia súc, đặc biệt thích hợp cho bò sữa (giúp tăng phẩm chất và sản lượng sữa).
- Có thể cho ăn tươi, ủ chua hoặc phơi khô
- Xuất xứ: Thái Lan
- Quy cách: 1kg
- Tỷ lệ nẩy mầm: >85%
English |
Tiếng Việt |
More peace of mind through immediate diagnosis. Rapid, simple and reliable pregnancy diagnosis from the 90th day using ultrasound means that you avoid unpleasant surprises, such as a false pregnancy or rejection of the foetus. No previous experience or extensive training is necessary and the test generally takes less than 30 seconds to complete. |
Máy chẩn đoán thai cho kết quả ngay lập tức: Nhanh chóng, đơn giản và đáng tin cậy. Từ ngày thứ 90 là đảm bảo độ tin cậy cao, biết được gia súc có mang thai giả hay đã bị sảy thai. Giúp cho người ít có kinh nghiệm chăn nuôi trước đó. Chỉ cần 30 giây để có kết quả. |
The problem The mare has been covered and so far has shown no signs of returning to estrus. Nevertheless, the risk of abortion is high until the twelfth week of pregnancy because the foetus has yet to be implanted in the dam. |
Vấn đề những gia súc đã được gieo tinh mà không thấy động dục trở lại, cần kiểm tra xem có bị sẩy thai không? |
The solution The HK pregnancy diagnosis unit gives you peace of mind. You simply lubricate the probe with contact oil, place it on the abdominal wall near the base of the udder and move it across the abdominal cavity. If the mare is pregnant, this will be shown by a continuous signal. |
Giải pháp Các đơn vị chẩn đoán mang thai HK mang đến cho bạn sự an tâm. bạn chỉ đơn giản bôi trơn đầu dò bằng các loại dầu và đưa đầu dò lên thành bụng gia súc (gần bầu vú) và di chuyển đầu dò trong vùng khoang bụng. Nếu gia súc có thai máy sẽ phát ra những âm thanh lien tục. |
The benefits You can decide when the test should be carried out and previous experience and/or extensive training are not required. The test avoids the need for a transrectal examination, which is unpleasant for the horse, and is also risk-free. If the result is unclear, you simply repeat the procedure at a later date, without incurring any additional cost. The unit, which comes in a durable plastic casing, attaches simply to a belt, leaving both |
Lợi ích Người sử dụng không phải đào tạo quá cao về chuyên môn, chỉ cần kiên trì là có kinh nghiệm. Đầu dò không phải đưa vào trực tràng như những loại máy khác. Nếu mới làm khi thấy kết quả chưa rõ rang cần kiên trị làm lại ở những lần sau. Việc lặp lại không tốn nhiều chi phí.
|
How to measure reliably and precisely The starting point for the probe is below the stifle fold at the base of the udder. If the mare is pregnant, the ultrasound waves will be reflected by the placental fluid and will emit a continuous tone. |
Nguyên lý: Đầu dò sẽ phát chum tia siêu âm, gặp nước ối của thai sẽ phản xạ lại, máy ghi nhận và phát tín hiệu báo gia súc có thai bằng những âm thanh phát ra lien tục. |
Reliability From the 90th day, the reliability of the diagnosis is very high at over 90%. If the probe is positioned too far towards the tail, reflections from the bladder or from the floor of the pelvis can lead to false positive diagnoses. If the result is negative, it should be repeated after two to three days. This will give additional peace of mind. |
Độ tin cậy Từ ngày thứ 90, độ tin cậy của việc chẩn đoán rất cao ở mức trên 90%. Nếu đầu dò hướng quá xa về phía đuôi, phản xạ từ bàng quang hoặc từ sàn của khung xương chậu có thể dẫn đến sai số chẩn đoán. Nếu kết quả là âm tính, cần được lặp lại sau hai đến ba ngày. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm. |
Cỏ Cao Lương - Sorghum
Tên khoa học: Sorghum bicolor (L.) Moench dòng BMR (Brown Midrid)
Đặc tính:
- Giống cây cao lương 1-2 năm, sinh trưởng rất mạnh, hàm lượng đường và đạm cao. Cây có thể đạt chiều cao 3-3,5m.
- Sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 22-38 độ C.
- Cao lương ngọt BMR rất dễ trồng, không kén đất, có thể trồng trên đất nhiễm phèn, đất nhiễm mặn, đất cát, đất mùn và đất đỏ. Không chịu được ngập úng.
- Dòng cao lương ngọt BMR có hàm lượng lignin thấp, hệ số tiêu hóa cao, mêm ngọt.
Kỷ thuật gieo trồng:
- Bón lót phân chuồng hoai vừa đủ, 80kg Urê, 70kg DAP, 50kg KCL mỗi hetac. cày xới sâu 25cm.
- Thời vụ: có thể gieo trồng quanh năm (miền Bắc không xuống giống vào mùa Đông).
- Xử lý hạt: ngâm hạt trong nước sạch 10-12 giờ trước khi gieo.
- Gieo cấy theo hàng, hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 25-35cm (mật độ trồng có thể thay đổi cho phù hợp với từng vùng đất). Sau khi gieo cần lắp đất sâu 2-3cm, hạt nẩy mầm sau 5-7 ngày.
- Lượng giống: 12-15kg/ha
- Giai đoạn cây non nên tiến hành nhổ cỏ dại 15 ngày/lần. Tưới nước đều đặn giúp đất luôn giữ ẩm.
- Thu hoạch: Khi cỏ cao 1,2-1,5m là có thể tiến hành thu hoạch, mỗi lần thu hoạch 45-55 tấn/ha. Cỏ thu hoạch được 8-10 lần/năm. Khi thu hoạch nên chừa gốc 15cm, mỗi gốc sẽ đâm nhánh tái sinh. Sau mỗi lần thu hoạch, sau 2-3 ngày nên bón phân chuồng hoai và DAP để cây tái sinh mạnh.
Công dụng:
- Làm thức ăn tươi cho bò, heo, dê, cừu, ngựa, thỏ, cá và gia cầm.
- Có thể ủ chua hoặc phơi khô để sử dụng dần.
- Tỷ lệ nẩy mầm > 90% ; Độ sạch > 98%; Độ ẩm < 8%
- Quy cách: 1 kg;
Xuất xứ: Mỹ
|
||||||||||||||||||||||||||||||
BỆNH VIÊM VÚ |
||||||||||||||||||||||||||||||
1. Nguyên Nhân: Có các nguyên nhân gây bệnh viêm vú sau:
3. Triệu chứng và bệnh tích
Một thùy vú được xem là viêm vú thể tiềm ẩn nếu kết quả CMT từ (+) trở lên. |
Trồng 1 năm có thể thu hoạch được 5-6 năm
Cỏ roi nhỏ là một trong những loại cỏ thân cao, lá xanh sẫm. Cỏ roi chịu được điều kiện sống khắc nghiệt, chịu hạn tốt, chịu úng nước, chịu bóng râm, chịu được đất chua phèn (pH từ 4,5 tới 8,5). Cỏ roi chịu được mật độ gieo trồng cao, là sự lựa chọn tuyệt vời cho những bãi cỏ nhà, công viên, sân chơi và trồng để chống sói mòn cho các tả ly, bờ kè thường xuyên bị sóng nước làm sạt lở. Mật độ gieo trồng: Tuỳ theo mục đích sử dụng, Mật độ càng cao, cỏ càng nhanh khép tán. độ sâu lấp hạt khi gieo trồng dước 1 cm. Độ cao cắt tốt nhất khoảng 2 - 3 cm.
Các bước gieo Trồng:
Thời vụ gieo trồng: Tuỳ vùng thời tiết khia hậu, nhiệt độ thích hợp khi gieo trồng: 25 - 30OC, tránh khi trời mưa lớn, thời kỳ đầu đất phải thoát nước. nếu trời quá khô cần tưới nước trong những ngày khi gieo hạt.
Làm đất: Phay làm đất nhỏ, dọn sạch cỏ dại.
Bón phân: đối với đất quá nghèo dinh dưỡng, cần bón lót bằng phân chuồng hoặc phân NPK.
Thu cắt: Cắt để lại gốc cao so với mặt đất 2 -3 cm.