Cỏ khô Alfalfa tiêu chuẩn là lọai cỏ được làm khô (tới 90% vật chất khô), vì vậy trong điều kiện khí hậu Việt Nam luôn có độ ẩm không khí trên 70% nên cần có phương pháp bảo quản để không bị hư hỏng và suy giảm hàm lượng dinh dưỡng, không phát sinh độc tố; các điều kiện bào quản phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
1. Phải có kho bảo quản riêng, tránh để gần những nguồn phát sinh ra hơi ẩm.
2. Phải được xếp trên kệ, cách mặt sàn kho trên 30 cm
3. Các kiện cỏ khô xếp thành hàng, cách tường 20 cm, không xếp quá sít vào nhau
4. Tránh ánh nắng trực tiếp, nếu có điều kiện bọc bằng Ni lông màu tối (chống ẩm, chống ánh sáng trực tiếp).
5. Không xếp lẫn vào các loại thức ăn khác có độ ẩm cao.
6. Kho phải có biện pháp chống các loại côn trùng, gậm nhấm (như chuột, gián và các loại côn trùng khác)
7. Nếu để lâu phải có biện pháp chống mối, mọt.
Vacxin AFTOPOR vô hoạt dạng nước
Vacxin vô hoạt, thuần khiết có nhũ dầu để phòng bệnh Lở mồm long móng ở lợn và động vật nhai lại
1. Tên sản phẩm: Vacxin AFTOPOR vô hoạt dạng nước
2. Thành phần:
- Mỗi liều vacxin có chứa ít nhất 3PD50 virus Lở mồm long móng vô hoạt đơn type O (Omanisa + O3039) và chất bổ trợ nhũ dầu kép (DOE)
3. Công dụng: Tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh Lở mồm long móng cho gia súc nhai lại và lợn.
4. Liều lượng và cách dùng
- Trước khi dùng phải trộn thật đều thuốc, tránh tạo bọt khí.
- Tiêm bắp thịt
- Liều tiêm không kể tuổi và trọng lượng của gia súc:
Trâu, bò, lợn tiêm 2ml/ liều.
Dê, cừu tiêm 1ml/ liều.
5. Lưu ý:
- Tiêm phòng cho gia súc khỏe mạnh
- Thận trọng đối với gia súc mang thai.
- Phản ứng tại chỗ: Sau khi tiêm có thể bị phù nhẹ ở vị trí tiêm, gia súc có thể bị sốt nhẹ trong thời gian ngắn (có thể sử dụng biện pháp chườm nóng và xoa bóp tại chỗ để làm giảm phù nề).
6. Bảo quản: Từ 20C - 80C, không được làm đông lạnh.
7. Quy cách: Lọ 10-25-50 liều
Vacxin Nhiệt thán vô độc dạng nước
1. Tên sản phẩm: Vacxin Nhiệt than vô độc dạng nước
2. Thành phần:
- Mỗi liều vacxin có ít nhất 25 triệu nha bào vi khuẩn Nhiệt thán (Bacillus anthracis) chủng vô độc
- Chất bổ trợ: Glycerin
3. Công dụng: Phòng bệnh Nhiệt thán cho trâu, bò, ngựa, lợn, cừu
4. Liều lượng và cách dùng:
- Lắc đều chai trước khi sử dụng, tránh tạo bọt khí
- Đường tiêm: tiêm dưới da
- Không tiêm vacxin Nhiệt thán cho dê
- Liều tiêm:
Trâu, bò, ngựa từ 1 tuổi trở lên: 1ml
Trâu, bò, ngựa dưới 1 tuổi: 0,5ml
Cừu, lợn: 0,5ml
5. Lưu ý:
- Sau khi tiêm 14 ngày con vật sẽ có miễn dịch bảo hộ kéo dài 1 năm.
- Không tiêm vacxin cho súc vật gầy, yếu, đau ốm, sắp đẻ, mới đẻ hoặc khi trời nắng gắt.
- Nếu là gia súc cày kéo thì cho nghỉ vài ngày sau khi tiêm.
- Dừng sử dụng vacxin tại thời điểm 21 ngày trước khi giết mổ.
6. Quy cách: Lọ 15 liều
7. Bảo quản: Từ 20 – 80C (không làm đông đá), tránh ánh sáng.
Vacxin Tụ huyết trùng trâu bò vô hoạt dạng nước
1. Tên sản phẩm: Vacxin vô hoạt Tụ huyết trùng trâu bò
2. Thành phần: Mỗi liều vắc-xin có chứa 107 vi khuẩn Pasteurella Boviseptica type B, chất bổ trợ keo phèn và một số hóa chất khác.
3. Công dụng: Vacxin dùng để phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, bê nghé trên 6 tháng tuổi.
4. Liều lượng và cách dùng:
- Lắc đều chai trước khi sử dụng, tránh tạo bọt khí
- Đường tiêm: tiêm bắp thịt hoặc dưới da
- Vacxin dùng tiêm dưới da với liều 2 ml/con.
5. Quy cách: Lọ 10-20-25 liều
6. Lưu ý:
- Sau khi tiêm vacxin, tại vị trí tiêm có thể xuất hiện hiện tượng sưng, phù nề nhẹ. Sự bất thường này sẽ mất đi sau 30 – 40 giờ mà không cần can thiệp.
- Không tiêm vacxin cho trâu, bò ốm yếu, sắp đẻ hay mới đẻ.
- Lọ vacxin nên được dùng hết sau khi đã sử dụng.
- Không sử dụng vacxin tại thời điểm 21 ngày trước khi giết mổ
7. Bảo quản: Từ 20C – 80C (không làm đông đá), tránh ánh sáng.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VAC XIN LMLM
Bệnh lở mồm, long móng gia súc (LMLM) là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh, gây ra Bệnh lở mồm, long móng gia súc (LMLM) là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh, gây ra bởi 1 trong 7 type vi rút với hơn 60 phân type. Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển…. có mang mầm bệnh. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hưu, nai,… Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường.
Để chủ động phòng, chống dịch LMLM; hạn chế thiệt hại cho cộng đồng thì tiêm phòng là một trong các giải pháp tối ưu, mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như tính tương đồng, bảo quản vắc xin, kỹ thuật tiêm phòng… Do vậy, khi tiêm phòng vắc xin LMLM cho gia súc, bà con chăn nuôi cần lưu ý một số nội dụng sau
1. Tính tương đồng.
Vắc xin sử dụng phải có tính tương đồng kháng nguyên của type vi rút LMLM gây bệnh trên đàn gia súc tại địa phương được xác định qua sự lưu hành của vi rút. Do vậy, trong từng thời điểm, Chi cục Thú y sẽ có khuyến cáo cho bà con chăn nuôi nên sử dụng vắc xin LMLM type nào để phù hợp với tính chất dịch tễ và đối tượng gia súc. Trong thời gian qua theo kết quả giám sát của Chi cục thì trên địa bàn Thành phố có lưu hành vi rút LMLM typ O trê đàn lợn và typ O-A trên đàn trâu bò.
2. Bảo quản vắc xin
Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản vắc xin là 2-8°C. Vắc xin LMLM có dạng nhũ dầu kép (nước trong dầu trong nước) nên rất nhạy với nhiệt độ. Nếu để vắc xin ở nhiệt độ cao hoặc thấp hơn quy định đều làm ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin. Ở nhiệt độ cao, nhũ dầu có thể bị tách pha (vắc xin chia làm 2 lớp) hoặc ở dưới 2°C, nhũ dầu có thể bị tủa (vắc xin có nhiều sợi nhỏ). Do vậy, không bảo quản vắc xin trên ngăn đá của tủ lạnh, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và không để vắc xin trực tiếp lên đá lạnh. Khi vận chuyển, cần bảo quản vắc xin trong hộp xốp, phích đá. Vắc xin luôn được giữ lạnh và chỉ được dùng trong 36 giờ sau khi đâm kim vào chai vắc xin.
3. Sử dụng vắc xin và kỹ thuật tiêm phòng
Kiểm tra chai vắc xin trước khi sử dụng: Thông tin trên nhãn: Tên vắc xin, số lô, cách sử dụng, liều dùng, ngày sản xuất, hạn sử dụng…Những hư hỏng trong chai vắc xin: Nút chặt hay lỏng, vắc xin có chia làm 2 lớp (tách pha) hoặc có chứa nhiều sợi nhỏ (bị tủa) không?
Phải có sổ theo dõi, ghi chép thông tin trên nhãn, ngày tiêm, tình trạng sức khoẻ của gia súc trước và sau khi sử dụng vắc xin…Chỉ tiêm phòng cho gia súc khỏe mạnh, bình thường. Trước khi tiêm, cần lắc nhẹ chai để trộn đều vắc xin.
Tránh bọt khí trong ống tiêm: Cần đặt 2 kim vô trùng cắm vào nút cao su của chai vắc xin nhằm tránh tạo bọt khí để hạn chế tác dụng phụ ở vị trí tiêm. Tuyệt đối không dùng 2 kim này để tiêm thuốc cho gia súc.
Sử dụng kim, bơm tiêm hợp lý: Không tiệt trùng kim, bơm tiêm bằng hóa chất. Chọn kim tiêm hợp lý cho từng đối tượng gia súc: Tiêm trâu bò sử dụng kim 18G (1,2×40 mm) hoặc 16G (1,6×40 mm)…. Tiêm lợn sử dụngkim tiêm bắp:18G (1,2x40mm), 16G (1,6x40mm) hoặc 21G (1,8x40mm) cho lợn con. Tiêm bắp, cần tiêm sâu vào bắp thịt cổ.
Thao tác tiêm phòng: Vắc xin LMLM không ảnh hưởng đến bào thai. Tuy nhiên, thao tác tiêm cần phải thận trọng, nhẹ nhàng, tránh tạo stress, tác động mạnh cho gia súc, đặc biệt là gia súc mang thai.
4. Chăm sóc hộ lý sau tiêm phòng
Hiệu quả của vacxin cũng phụ thuộc vào khâu chăm sóc hộ lý sau tiêm phòng để hạn chế trường hợp phản ứng sau tiêm và nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch của con vật. Do vậy, sau tiêm phòng người chăn nuôi cần để con vật nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
5. Xử lý một số trường hợp sau khi tiêm có phản ứng
Sau khi tiêm vacxin, vật nuôi có thể bị phản ứng do: Các chất phụ trong vaccine, vật nuôi đang ủ bệnh (đang mang mầm bệnh của bệnh cần tiêm vaccine), hoặc do kỹ thuật tiêm…. Trường hợp phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đau…thì sau một thời gian phản ứng này sẽ mất, nếu vị trí tiêm bị nhiễm trùng, gây abces (áp-xe) mũ thì điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp tiêm vacxin có thể gây phản ứng dị ứng vật nuôi sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên da …. Nếu phản ứng nhẹ thì sau một thời gian sẽ khỏi, nếu nặng con vật có thể chết.Đối với các trường hợp này cần báo ngay cho cán bộ Thú y để kịp thời can thiệp.
Rất mong cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi chú y những nội dung trên để nâng cao của việc tiêm phòng vacxin LMLM cho gia súc nhằm hạn chế thấp nhất bệnh LMLM xảy ra góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển./.
bởi 1 trong 7 type vi rút với hơn 60 phân type. Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển…. có mang mầm bệnh. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hưu, nai,… Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường.
Để chủ động phòng, chống dịch LMLM; hạn chế thiệt hại cho cộng đồng thì tiêm phòng là một trong các giải pháp tối ưu, mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như tính tương đồng, bảo quản vắc xin, kỹ thuật tiêm phòng… Do vậy, khi tiêm phòng vắc xin LMLM cho gia súc, bà con chăn nuôi cần lưu ý một số nội dụng sau
6. Tính tương đồng.
Vắc xin sử dụng phải có tính tương đồng kháng nguyên của type vi rút LMLM gây bệnh trên đàn gia súc tại địa phương được xác định qua sự lưu hành của vi rút. Do vậy, trong từng thời điểm, Chi cục Thú y sẽ có khuyến cáo cho bà con chăn nuôi nên sử dụng vắc xin LMLM type nào để phù hợp với tính chất dịch tễ và đối tượng gia súc. Trong thời gian qua theo kết quả giám sát của Chi cục thì trên địa bàn Thành phố có lưu hành vi rút LMLM typ O trê đàn lợn và typ O-A trên đàn trâu bò.
7. Bảo quản vắc xin
Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản vắc xin là 2-8°C. Vắc xin LMLM có dạng nhũ dầu kép (nước trong dầu trong nước) nên rất nhạy với nhiệt độ. Nếu để vắc xin ở nhiệt độ cao hoặc thấp hơn quy định đều làm ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin. Ở nhiệt độ cao, nhũ dầu có thể bị tách pha (vắc xin chia làm 2 lớp) hoặc ở dưới 2°C, nhũ dầu có thể bị tủa (vắc xin có nhiều sợi nhỏ). Do vậy, không bảo quản vắc xin trên ngăn đá của tủ lạnh, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và không để vắc xin trực tiếp lên đá lạnh. Khi vận chuyển, cần bảo quản vắc xin trong hộp xốp, phích đá. Vắc xin luôn được giữ lạnh và chỉ được dùng trong 36 giờ sau khi đâm kim vào chai vắc xin.
8. Sử dụng vắc xin và kỹ thuật tiêm phòng
Kiểm tra chai vắc xin trước khi sử dụng: Thông tin trên nhãn: Tên vắc xin, số lô, cách sử dụng, liều dùng, ngày sản xuất, hạn sử dụng…Những hư hỏng trong chai vắc xin: Nút chặt hay lỏng, vắc xin có chia làm 2 lớp (tách pha) hoặc có chứa nhiều sợi nhỏ (bị tủa) không?
Phải có sổ theo dõi, ghi chép thông tin trên nhãn, ngày tiêm, tình trạng sức khoẻ của gia súc trước và sau khi sử dụng vắc xin…Chỉ tiêm phòng cho gia súc khỏe mạnh, bình thường. Trước khi tiêm, cần lắc nhẹ chai để trộn đều vắc xin.
Tránh bọt khí trong ống tiêm: Cần đặt 2 kim vô trùng cắm vào nút cao su của chai vắc xin nhằm tránh tạo bọt khí để hạn chế tác dụng phụ ở vị trí tiêm. Tuyệt đối không dùng 2 kim này để tiêm thuốc cho gia súc.
Sử dụng kim, bơm tiêm hợp lý: Không tiệt trùng kim, bơm tiêm bằng hóa chất. Chọn kim tiêm hợp lý cho từng đối tượng gia súc: Tiêm trâu bò sử dụng kim 18G (1,2×40 mm) hoặc 16G (1,6×40 mm)…. Tiêm lợn sử dụngkim tiêm bắp:18G (1,2x40mm), 16G (1,6x40mm) hoặc 21G (1,8x40mm) cho lợn con. Tiêm bắp, cần tiêm sâu vào bắp thịt cổ.
Thao tác tiêm phòng: Vắc xin LMLM không ảnh hưởng đến bào thai. Tuy nhiên, thao tác tiêm cần phải thận trọng, nhẹ nhàng, tránh tạo stress, tác động mạnh cho gia súc, đặc biệt là gia súc mang thai.
9. Chăm sóc hộ lý sau tiêm phòng
Hiệu quả của vacxin cũng phụ thuộc vào khâu chăm sóc hộ lý sau tiêm phòng để hạn chế trường hợp phản ứng sau tiêm và nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch của con vật. Do vậy, sau tiêm phòng người chăn nuôi cần để con vật nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
10. Xử lý một số trường hợp sau khi tiêm có phản ứng
Sau khi tiêm vacxin, vật nuôi có thể bị phản ứng do: Các chất phụ trong vaccine, vật nuôi đang ủ bệnh (đang mang mầm bệnh của bệnh cần tiêm vaccine), hoặc do kỹ thuật tiêm…. Trường hợp phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đau…thì sau một thời gian phản ứng này sẽ mất, nếu vị trí tiêm bị nhiễm trùng, gây abces (áp-xe) mũ thì điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp tiêm vacxin có thể gây phản ứng dị ứng vật nuôi sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên da …. Nếu phản ứng nhẹ thì sau một thời gian sẽ khỏi, nếu nặng con vật có thể chết.Đối với các trường hợp này cần báo ngay cho cán bộ Thú y để kịp thời can thiệp.
Rất mong cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi chú y những nội dung trên để nâng cao của việc tiêm phòng vacxin LMLM cho gia súc nhằm hạn chế thấp nhất bệnh LMLM xảy ra góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển./.
|
||||||||||||||||||||||||||||||
BỆNH VIÊM VÚ |
||||||||||||||||||||||||||||||
1. Nguyên Nhân: Có các nguyên nhân gây bệnh viêm vú sau:
3. Triệu chứng và bệnh tích (1) (2)
(3)(4)
Một thùy vú được xem là viêm vú thể tiềm ẩn nếu kết quả CMT từ (+) trở lên. |
Chế biến rơm làm thức ăn cho trâu bò
Giới thiệu một số phương pháp chế biến rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò, giúp tránh lãng phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Phương pháp mềm hoá, Phương pháp kiềm hoá, Phương pháp ủ urê, Cách ủ rơm cho vào túi nylon.
1. Phương pháp mềm hoá
Rơm có thể phơi khô hoặc còn tươi. Tính lượng rơm trâu, bò có thể sử dụng hết trong một ngày để riêng hoặc cho vào máng rồi dùng nước muối 1% tưới lên. Cứ 1 kg rơm dùng 1 lít nước. Chú ý, ăn bữa nào làm bữa đó.
2. Phương pháp kiềm hoá
Dụng cụ: Bể xây hoặ thùng nhựa để ngâm rơm, giá để rơm, cây đảo rơm.
Nguyên liệu: Rơm khô, vôi, nước sạch.
Công thức: 100 kg rơm khô + 6 kg vôi + 600 lít nước.
Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc thùng nhựa rồi đổ nước vôi 1% vào đảo đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo 2 - 3 lần).
Cho rơm lên giá để ráo nước vôi.
Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần.
3. Phương pháp ủ urê
Công thức: 100 kg rơm + 4 kg urê + 100 lít nước.
Có thể dùng hố ủ nửa chìm như phương pháp ủ chua; xây bể nổi; ủ trong bao nylon hoặc ủ thành cây rơm phủ kín nylon có dây buộc chặt. Tuỳ lượng rơm cần ủ mà chọn kích thước cho phù hợp.
Mỗi hố kích thước dài, rộng, sâu tương ứng: 1,5 x 1, 5 x 1m có thể ủ được 200 kg rơm khô. Sau khi bỏ rơm vào, nén chặt thành hố hoặc lót 1 lớp bao tải xác rắn xung quanh.
4. Cách ủ rơm cho vào túi nylon
Nguyên liệu: 100 kg rơm khô + 4 kg đạm urê + 100 lít nước.
Dụng cụ: 12 chiếc bao tải, 12 túi nylon loại to, 1 tấm vải dứa, bạt, ô doa, cân, xô đựng nước, lạt buộc, cào để đảo rơm.
Cách làm: Cân 10 kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc vải nhựa. Dùng bình ô doa chứa 10 lít nước hoà với 0,4 kg urê tưới; nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6 - 7 lít nước/10 kg rơm nhưng vẫn hoà đủ 0,4kg urê. Tưới xong đảo đều để rơm thấm urê, sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét chặt vào bao tải.
Cho ăn: Sau khi ủ 7 - 10 ngày có thể lấy rơm cho trâu, bò ăn. Ban đầu cho ăn 1-2 kg. Mỗi ngày cho ăn tối đa 7 - 10 kg/con.
Lưu ý: Khi trâu, bò ăn rơm ủ urê phải cho uống đủ nước.
Cách ủ chua cỏ chăn nuôi
Lợi ích:
-Dự trữ cỏ cho thời gian thiếu cỏ tươi (mùa nắng kéo dài, mưa bão...)
-Tạo nguồn thức ăn dinh dưỡng cao (giàu đạm, đường, sinh tố...), dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều men vi sinh hữu ích cho hệ tiêu hóa của gia súc.
Vật liệu:
-Các loại cỏ trồng chăn nuôi, đặc biệt đối với cỏ voi, thân cây bắp (ngô).
-Thân lá bắp (ngô) non, bắp nếp sau thu trái (thân lá còn xanh), thân lá khoai lang, đậu, các loại phụ phẩm tươi khác từ cây trồng.
- Nếu không có men ủ thì cần thêm muối ăn (2-2,5%), mật rỉ đường (2-3% tuỳ loại cỏ, cỏ ngọt nhiều thì ít rỉ đường, cỏ già, ít ngọt thì nhiều rỉ đường).
- Nếu không có rỉ mật đường thì cho một trong các loại bột sau: bột bắp, bột ngô, bột sắn, bột củ mì, cám gạo ..., tỷ lệ bột khoảng 3 - 4% (tính theo khối lượng nguyên liệu)
Nguyên lý:
Ủ chua cỏ là quá trình lên men yếm khí trong thùng kín có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, cỏ lên men chua tạo ra a-xít lắc-tích, làm giảm độ pH xuống tới mức có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại gây thối rữa cỏ. Vì vậy, cỏ ủ chua cần thái nhỏ và nén thật chặt trong thùng hay hố/hồ để không còn không khí giữa các khoảng hở trong cỏ.
Điều kiện:
- Túi ủ phải sạch sẽ, đủ chắc để lúc nén cỏ không bị nứt bưởng, thủng, không để nước mưa, không khí lọt vào.
-Cỏ còn tươi, sạch, không thối mốc, thu ở thời kỳ có giá trị dinh dưỡng cao nhất hoặc kết hợp sao có lợi nhất (thu trái sớm để có thân lá còn xanh tốt).
-Độ ẩm cỏ lúc ủ tốt nhất là 65-70% (cỏ tươi thu xong phơi một nắng). Do đó, ngày mưa không nên cắt cỏ ủ, nếu cỏ hơi khô quá, tưới thêm rỉ đường cần pha thêm ít nước...
-Cỏ sau khi thu hoạch cần ủ ngay trong ngày.
Dụng cụ:
- Túi Jumbo có nắp buộc kín
Quá trình ủ chua:
-Vệ sinh túi ủ sạch sẽ
- Xử lý cỏ: Cắt cỏ buổi sáng, phơi một buổi nắng, nhớ trở cỏ 2-3 lần cho khô đều. Để đảm bảo độ ẩm cỏ khoảng 65-70%, cần xác định bằng cách lấy ngẫu nhiên 3-4 lá cỏ, mỗi lần nắm 1 lá trong lòng bàn tay chừng 1 phút, khi mở bàn tay ra, lá cỏ không xếp nếp rõ ràng, không giòn gãy, không rỉ nước. Thái cỏ nhỏ 2-5 cm, cho vào túi từng lớp mỏng 15 cm, đạp bằng chân sạch để nén chặt cỏ xuống còn độ 10 cm, rải muối ăn và tưới nước rỉ đường đều lên mặt cỏ theo tỷ lệ nhất định (thí dụ 190 kg cỏ + 4-5 kg muối ăn + 5-6 kg rỉ đường).
- Buộc thật kỹ miệng túi
- Thời gian ủ khoảng 2-5 tuần thì cỏ chua, bắt đầu cho trâu bò ăn được.
Sử dụng:
-Nên ủ nhiều túi riêng biệt, mỗi lần lấy cỏ trong một túi cho ăn gọn trong vài ngày sau khi mở túi.
-Lấy từng lớp cỏ từ trên xuống cho gia súc ăn, phần còn lại vẫn phải đậy kín và kỹ.
-Lần đầu tiên ăn cỏ ủ chua, gia súc chưa quen mùi vị lạ, nên cần cho gia súc quen dần: trộn ít cỏ ủ chua vào cỏ tươi, rồi tăng dần lượng cỏ ủ chua, đến lúc quen rồi, chúng sẽ rất thích ăn toàn cỏ chua.
Nhu cầu khoáng đa lượng, vi lượng (gọi là khoáng) cho bò sữa rất lớn. Bò sữa cao sản có nhu cầu khoáng cao hơn bò năng suất sữa thấp, bò tơ và bò cạn sữa, nhưng thức ăn cho bò sữa là thức ăn có nguồn gốc thực vật nên thường thiếu khoáng. Việc bổ sung từng chất khoáng riêng lẽ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp vì, những chất khoáng, nhất là khoáng vi lượng chỉ cần một số lượng rất nhỏ nên rất khó định lượng và không chính xác. Vì vậy, để bổ sung khoáng cho bò sữa người ta thường phối hợp nhiều loại khoáng với nhau theo một tỷ lệ nhất định dưới dạng premix hay đá liếm. Premix dùng để trộn vào thức ăn tinh cho bò sữa ăn rất tốt, nhưng vẫn còn một số vấn đề phiền phức, khó thực hiện. Đá liếm đơn giản, dễ thực hiện và có nhiều ưu điểm hơn. Đây là một tiến bộ khoa học hữu hiệu nhất về việc bổ sung khoáng cho bò sữa.
Hỗn hợp đá liếm bao gồm các chất khoáng đa lượng, vi lượng ở dạng muối của nó và các chất phụ gia hay còn gọi là chất độn (chất đệm). Chất đệm có thể là tinh bột, đất sét, xi măng, dicalcium phosphate, bột sò… Các muối bổ sung khoáng thường dùng là:
Muối FeSO47H2O; Muối ZnSO47H2O hoặc ZnO; muối MnSO46H2O hoặc MnCO3;muối CuSO45H2O; muối CoSO47H2O hoặc CoCl26H2O; muối MgSO47H2O hoặc MgO; iod (I) dạng KI; Can xi (Ca) dạng bột đá vôi hoặc bột sò; Phốt pho (P) dạng bột xương, phân lân nung chảy hoặc dicalcium phosphate.
Có nhiều công thức hỗn hợp đá liếm, sau đây là một trong những công thức hợp lý:
FeSO47H2O, 12,2%; CuSO45H2O, 2,4%; MnSO45H2O, 8,2%; ZnSO47H2O, 10,0%; CoSO47H2O, 16,0%; KI, 0,08%; chất đệm 51%.
Ngoài các chất khoáng có tỷ lệ thích hợp thì các chất phụ gia cũng có vai trò quan trọng trong việc chế biến, bảo quản và sử dụng đá liếm cho bò sữa được tốt hơn. Hỗn hợp đá liếm có thể sử dụng cho bò sữa liếm tự do 15-25 g/con/ngày.
Đá liếm dùng cho bò sữa có 2 loại, một dùng cho bò đang khai thác sữa và một dùng cho bò cạn sữa, bò thịt với tên thương mại khác nhau. Ở Cty RUBI, đá liếm dùng cho bò đang khai thác sữa gọi là PHOS RICH ROCKIES và đá liếm dùng cho bò cạn sữa, bò thịt gọi là RED ROCKIES.
PHOS RICH ROCKIES được sử dụng đặc biệt để cân bằng khoáng chất cho các loài trâu, bò sữa, dê, cừu cái. Hàm lượng phospho cao trên 10% trong PHOS RICH ROCKIES nhằm bổ sung sự hao hụt phospho trong suốt chu kỳ sản xuất sữa. Ngoài ra, PHOS RICH ROCKIES cũng giúp cân bằng lượng phospho trong khẩu phần thức ăn có ít phospho như cỏ ủ, cải xoan, rau cỏ… Lượng phospho kết hợp với 8,5% Calcium có trong PHOS RICH ROCKIES giúp cho việc tăng cường khả năng tăng trưởng của xương, cơ…
RED ROCKIES được sử dụng đặc biệt cho các loài trâu, bò, ngựa, nai, dê. RED ROCKIES chứa đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển bình thường của gia súc. Ngoài ra, RED ROCKIES còn chứa một hàm lượng nguyên tố sắt thích hợp giúp gia súc tăng trưởng nhanh và đẻ sai. Đặc biệt RED ROCKIES được sử dụng thích hợp cho các gia súc được chăn thả, nhất là những gia súc được sử dụng làm giống. RED ROCKIES còn giúp cân bằng và chống lại sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng do các loại thức ăn không cung cấp đầy đủ cho gia súc…
Trong chăn nuôi bò sữa, nhất là chăn nuôi bò sữa theo phương thức nuôi nhốt hay cầm cột trong chuồng, bò sữa thiếu vận động, thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu sinh tố, nhất là sinh tố D và thiếu khoáng, nhất là khoáng vi lượng do thức ăn gia súc không đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng… dẫn đến tình trạng rối loạn trao đổi chất, khả năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng, khả năng sinh sản và tiết sửa… làm cho sức khoẻ bò bị giảm sút, bò ốm yếu, da lông khô cứng, dễ mắc các bệnh về chân, móng và các bệnh về sản khoa, thời gian sử dụng bò sữa ngắn, tỷ lệ loại thải cao, động dục và động dục trở lại, phối giống đậu thai, số lượng và chất lượng bê sơ sinh không cao, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ kéo dài, năng suất, chất lượng sữa không cao… như vậy, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa sẽ không cao và không bền vững.
Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò sữa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững trong chăn nuôi bò sữa. Theo khuyến cáo của GS. TS Ronald A Leng (Úc) và nhiều chuyên gia hàng đầu của thế giới về dinh dưỡng cho gia súc: “Nếu bạn đầu tư 1 đồng để sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò sữa thì bạn sẽ có cơ hội thu lãi 5 đồng”. Hay nói cách khác sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò sữa có thể làm tăng sản lượng sữa 1-2%, có khi còn cao hơn, nhờ khoáng vi lượng tham gia điều hoà quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng, nhất là hấp thu đạm. Đối với bò sữa, sẽ cho lượng sữa nhiều hơn và chất lượng sữa tốt hơn, không chỉ làm tăng tỷ lệ thụ thai mà còn làm cho thời gian động dục trở lại sớm hơn. Tỷ lệ bê con chết thấp và tốc độ tăng trưởng cao hơn… Đối với bò thịt, bò cạn sữa, sức khoẻ và thể trạng được cải thiện, tăng trưởng nhanh hơn, sản lượng và chất lượng thịt cao hơn…
Sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò sữa liếm tự do mỗi ngày khoảng 20-25 g/con, mỗi tháng khoảng 700-800 g/con, mỗi năm chỉ khoảng 9-10 kg/con, chi phí hết 100 000-150 000 đ/con mà hiệu quả mang lại thì rất lớn. Ngoài sản lượng sữa gia tăng 80-100 kg/con/chu kì, thành tiền 300-350 000 đ. Rõ ràng, có thể một lời một. Thực tế, hiệu quả kinh tế còn cao hơn là nhờ chất lượng sữa tốt hơn; Thời gian sử dụng bò sữa dài hơn, tỷ lệ bò loại thải thấp hơn; Tỷ lệ phối giống đậu thai cao hơn, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn hơn… Nếu nhân lên với tổng đàn bò sữa của cả nước thì hiệu quả kinh tế lớn biết chừng nào?
Tham khảo thành phần Đá liềm của Công ty Tithebarn - Anh Quốc
Cách ủ chua lá sắn làm thức ăn gia súc
Chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ, hộ gia đình đang là dạng phổ biến ở nước ta. Việc tạo nguồn thức ăn tại chỗ để chăn nuôi nhằm tiết kiệm chi phí cho nông hộ, tăng hiệu quả, giá trị vật nuôi là kinh nghiệm cần phổ biến cho người chăn nuôi.
Lá sắn tươi ( lá khoai mì ) có chứa acid cianhydric HCN nên không được cho gia súc ăn ở dạng tươi vì dễ gây ngộ độc. Nhưng đem ủ chua, lá sắn lại là món ăn rất ưa thích và rất tốt cho gia súc.
Chuẩn bị hố ủ.
Hố có thể xây bằng xi măng hay dùng hố đào, cũng có thể ủ trong các túi Ni lông. Hố cần có thành chắc, cứng để quá trình đầm nén thức ăn không làm vỡ hố, không cho nước thấm qua thành hố làm hỏng sản phẩm ủ, đồng thời tạo môi trường kín, yếm khí để quá trình lên men ủ chua được tốt.
Nếu có điều kiện nên làm hố xây, mỗi mét khối thể tích hố sẽ ủ được chừng 500-600kg lá sắn tươi. Trong điều kiện không có hố xây, nên đào hố ủ nơi cao ráo và chuẩn bị sẵn các vật liệu như nilon, bao tải dứa, lá chuối... để lót và che tránh nước mưa ngấm vào khối ủ.
Chuẩn bị nguyên liệu.
Cứ 1.000 kg lá sắn tươi cần chuẩn bị 0,5 – 1 kg men ủ chua Silo Guard II, hay 50- 60 kg cám gạo (có thể thay bằng bột sắn hay bột khoai lang), 0,5kg muối ăn. Trước khi thu hoạch củ sắn 2- 3 tuần, tiến hành thu hoạch ngọn và lá sắn, chặt ngắn từng đoạn 3 -5 cm, sau đó tãi mỏng để héo trong mát (không phơi nắng).
Cách ủ chua.
Các thành phần nguyên liệu như lá sắn, men ủ chua Silo Guard II, cám gạo, muối được tính theo tỉ lệ định trước, đem trộn lẫn đều ở bên ngoài hố ủ, sau đó bốc vào hố, trải đều thành lớp 20cm, rồi dùng vồ, đầm... nén chặt, càng chặt càng tốt. Chú ý những chỗ sát thành hố, gốc hố phải đầm kỹ, dùng nilon, hay lá chuối phủ kín, dùng đất tơi lấp lên trên dày 30- 40cm, đầm nén chặt tạo thành hình mai rùa, không để nước mưa ngấm qua làm thối hỏng khối ủ.
Sử dụng thức ăn ủ chua.
Lá sắn đã được ủ 50- 60 ngày có thể lấy dần cho gia súc ăn. Khối ủ đạt chất lượng tốt là lá sắn ủ có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng của sản phẩm lên men, vị hơi chua, gia súc rất thích ăn. Khi lấy thức ăn khỏi hố ủ, lên lấy dần từng lớp, sau đó đậy và ủ kín lại. Giữ càng kín thì bảo quản càng được lâu. Không đổ thức ăn thừa còn lại vào trong hố ủ. Lá sắn ủ chua có thể giữ trong 5-6 tháng. Đây là nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc vào mùa đông khô, là thời kỳ luôn thiếu thức ăn xanh cho gia súc.
Ủ chua thức ăn thô xanh là phương pháp chế biến, bảo quản, dự trữ thức ăn cho Bò.
Có lợi ích gì khi Ủ chua thức ăn cho bò? Ủ chua thức ăn thô xanh cho bò có các lợi ích như sau:
- Bảo quản, dự trữ thức ăn cho bò: khi nguồn thức ăn thô xanh có nhiều, bò không sử dụng hết ta nên ủ chua để bảo quản và dự trữ thức ăn cho bò phòng khi khan hiếm.
- Ủ chua là một phương pháp chế biến thức ăn làm cho thức ăn thô xanh giảm bớt hàm lượng nước, tăng lượng Vật chất khô ăn vào, bò có nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Ủ chua làm thức ăn có mùi, vị ngon hơn, bò dễ ăn hơn, ăn được nhiều hơn.
- Ủ chua hạn chế các mầm bệnh lẫn trong trong thức ăn xanh do trồng trên đồng ruộng có bón phân chuồng nhiễm mầm bệnh.
- Thức ăn ủ chua giúp người chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn cho bò, giảm công lao động, giảm giá thành chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.
Những loại thức ăn thô xanh nào dùng để ủ chua:
- Tất cả các loại thức ăn thô xanh có hàm lượng nước trên 65% như: cây bắp, cỏ voi, cỏ xanh, lá sắn (lá mì), rơm tươi.
- Các loại vỏ trái cây: vỏ xoài, vỏ chuối, khoai lang, bẹ bắp, lõi bắp còn tươi.
Có những phương pháp ủ chua nào:
- Ủ túi: dùng túi Ni long, túi bạt dữa để ủ.
- Ủ Hố nhỏ,
- Ủ hố lớn,
- Ủ cuộn.
Ủ chua thức ăn thô xanh như thế nào để đạt chất lượng cao nhất:
Dù ủ túi nhỏ, túi lớn, ủ hố, hay ủ cuộn đều phải đảm bảo các nguyên tắc ủ chua sau đây:
- Về nguyên liệu: độ ẩm trong nguyên liệu: trên 65%, hàm lượng đường trên 5% (nếu thiếu phải bổ sung bằng rỉ mật đường, hay tinh bột), Nguyên liệu phải được cắt ngắn dưới 5 cm.
- Về Cách ủ: phải đảm bảo yếm khí bằng các phương pháp sau:
+ Nếu ủ túi phải buộc kín,
+ Nếu ủ hố phải đầm nén chặt khối ủ,
+ Phải sử dụng men ủ Silo Guard để khử Oxy trong khối ủ tạo môi trường yếm khí tuyệt đối.
- Về thao tác ủ chua:
+ Dùng máy băm nguyên liệu ủ thành đoạn ngắn 1 - 5 cm,
+ Trộn đều nguyên liệu ủ với men ủ Silo Guard II,
+ Trải đều nguyên liệu ủ vô hố, túi thành từng lớp dày 20 Cm
+ Dùng các phương tiện đầm nén: Máy xích, máy kéo, máy đầm, máy nén. Càng đầm nén chặt chất lượng ủ chua càng cao.
+ Làm hết lớp này đén lớp khác cho đến khi hết nguyên liệu. Đậy chăt và kín hố ủ (hoặc buộc chặt túi ủ) bằng bặt ni lông và đè nén bằng những khối vật chất nặng.
Khi nào thì sử dụng được ủ chua:
Sau khi ủ khoảng 3 tuần là có thể sử dụng được ủ chua cho bò, Ủ chua ủ tôt có thể để bảo quản dự trữ tới 1 năm.
Bò ăn ủ chua bao nhiêu là đủ và ăn nhiều có độc hại không?
Sử dụng ủ chua để trôn TMR là tốt nhất, nếu không trộn TMR thì để bò ăn tự do, không hạn chế, không phát sinh ngộ độc khi bò ăn nhiều ủ chua.
Theo tiêu chuẩn Quốc tế thì Tinh bò đông lạnh được đóng trong ống nhựa (plastic) dạng cọng rạ (Straw), có hai chuẩn song song tồn tại là dạng cọng rạ có thể tích 0,5 ml và 0,25 ml. Màu sắc cọng tinh không ảnh hưởng tới chất lượng tinh. Dù cọng tinh 0,25 ml hay cọng tinh 0,5 ml đều chứa 20.000.000 tinh trùng (ngoại trừ tinh giới tính).
Tất cả tinh cọng rạ đều phải đạt chuẩn:
- Thể tích: 0,25 ml hoặc 0,5 ml,
- Nồng độ: >20.000.000 tinh trùng/cọng tinh,
- Hoạt lực: >37%.
Chất lượng tinh (tinh bán giá cao hay giá thấp) do chất lượng di truyền của bản thân bò đực giống tạo nên.
Trên cọng tinh cọng rạ của bất cứ Hãng sản xuất nào cũng đều phải có các thông tin sau đây:
1/ Tên hoặc số hiệu bò đực giống,
2/ Ngày sản xuất,
3/ Tên Hãng sản xuất, nước sản xuất,
4/ Số dăng ký của bò đực giống với Hiệp hội chuyên ngành (ngoại trừ tinh Việt Nam).
Tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ bảo quản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì chất lượng không suy giảm theo thời gian.
Người chăn nuôi nên kiểm tra và giữ lại vỏ cọng tinh khi người gieo tinh mang đến để theo dõi kết quả so với Bê sinh ra sau này.
Nếu chưa rõ hãy gọi điện để được tư vấn.